Giỏ hàng
  • Phân bón Multimolig-M
  • Phân bón Multimolig-M
  • Phân bón Multimolig-M
  • Mở cửa : từ 9:00 đến 17:00
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

Đánh thức vụ đông: Bắc Giang thay đổi tư duy

Không đặt nặng mục tiêu tăng về tổng diện tích, Bắc Giang chọn cách phát triển vụ đông phải đặt hiệu quả SX lên hàng đầu, dựa trên liên kết SX, lấy doanh nghiệp và các HTX, nông dân làm ăn lớn làm nòng cốt.

Nhờ đó diện tích vụ đông 2018 có liên kết SX, bao tiêu sản phẩm dự kiến tăng gần 140% so với vụ đông 2017.

Liên kết SX đang tạo ra những bứt phá mạnh mẽ cho vụ đông ở Bắc Giang

Ông Dương Thanh Tùng, PGĐ Sở NN-PTNT nêu quan điểm: Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với vụ đông không phải nằm ở năng lực, trình độ và kỹ thuật SX, mà cốt lõi vẫn là khâu tổ chức SX, tiêu thụ sản phẩm chưa có kế hoạch bài bản, dẫn tới người trồng cứ trồng, đến lúc thu hoạch phụ thuộc vào thị trường tự do nên tình trạng “giải cứu” đối với nhiều mặt hàng rau vụ đông liên tục xảy ra, điển hình như “giải cứu” củ cải, su hào, cà rốt... năm 2017. Bên cạnh đó, nhiều địa phương vẫn còn quan điểm chạy theo chỉ tiêu diện tích, phải “năm trước cao hơn năm sau”. Đây là điều mà từ vụ đông năm 2017, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã thẳng thắn nhìn nhận cần phải thay đổi tư duy trong SX vụ đông của tỉnh.

Theo đó, Bắc Giang chủ trương không hô hào đẩy mạnh diện tích vụ đông bằng mọi giá, mà lấy hiệu quả SX lên hàng đầu. Chính sách hỗ trợ theo đó không tập trung vào hỗ trợ ngân sách cụ thể, mà chỉ tập trung cho khâu kết nối, kêu gọi đầu tư của các DN, trên cơ sở tạo điều kiện và khuyến khích cho các mô hình liên kết giữa DN với HTX, tổ hợp tác, các nông dân tích tụ SX lớn. Đối với công tác thống kê, ngành nông nghiệp tỉnh này đã đề nghị các địa phương phải rà soát, thống kê đúng thực chất về diện tích, tránh số liệu ảo...

Cụ thể vụ đông 2017, kết quả rà soát cho thấy tổng diện tích vụ đông của tỉnh chỉ còn khoảng 23.000ha, giảm khá mạnh so với các năm trước, tuy nhiên, tổng giá trị SX cây vụ đông toàn tỉnh lại ước đạt khoảng 16.000 tỉ đồng, tăng hơn 200 tỉ đồng so với kế hoạch đề ra. Điều này càng khẳng định xu thế SX vụ đông đang ngày càng phải đi vào chiều sâu, tăng giá trị SX, thay vì chạy theo diện tích một cách mơ hồ và rủi ro.

Với tinh thần đó, vụ đông 2018, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các huyện tiếp tục tạo đột phá cho khâu liên kết trong SX vụ đông. Theo đó, mỗi huyện phải thực hiện tối thiểu từ 2 - 3 mô hình liên kết SX và bao tiêu sản phẩm (mỗi mô hình tập trung từ 5ha trở lên), dự kiến, toàn tỉnh thực hiện khoảng 40 mô hình SX tập trung điển hình, tăng gần 30% so với năm 2017. Tổng diện tích mô hình SX vụ đông có liên kết ước đạt gần 1.100ha, tăng gần 140% so với vụ đông năm 2017, chủ yếu tại các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang...

Vụ đông 2018, nhiều mô hình liên kết SX và bao tiêu sản phẩm giữa DN và nông dân tại Bắc Giang tiếp tục được duy trì và mở rộng, điển hình như: Cty TNHH Thực phẩm Orion, Cty XNK Nông sản Hải Dương, Cty Cổ phần Thương mại Tân Nông (liên kết SX, bao tiêu khoai tây phục vụ chế biến và tiêu thụ); Cty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C (liên kết SX bao tiêu các sản phẩm dưa bao tử, ngô ngọt, dưa chuột, cà chua bi, ớt...). Nhiều mặt hàng vụ đông có liên kết SX của Bắc Giang hiện đã được SX theo VietGAP và có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị như BigC, Hapro Mart, hệ thống bếp ăn tập thể của nhiều Cty, trường học, KCN.

Bên cạnh các mô hình liên kết đã được duy trì ổn định, hiện nay, hàng loạt mô hình liên kết SX vụ đông mới cũng đã và đang được mở ra tại nhiều địa phương ở Bắc Giang. Điển hình như tại huyện Yên Dũng, có mô hình SX rau an toàn tại HTX Rau sạch Yên Dũng với diện tích 30ha; SX rau tập trung với quy mô trên 5ha/vùng tại các xã Đồng Việt, Xuân Phú, Đức Gang, Trí Yên, Cảnh Thụy...; SX khoai tây tập trung trên 5ha/vùng, tổng diện tích trên 500ha tại các xã Yên Lư, Tư Mại, Đồng Phúc, Tân An, Thắng Cương, Đức Giang... (huyện Yên Dũng).

Mô hình SX rau cần vụ đông quy mô 200ha theo VietGAP tại xã Hoàng Lương 

Tại huyện Hiệp Hòa, điển hình có vùng SX tập trung rau cần vụ đông (3 lứa thu hoạch/vụ đông) tại xã Hoàng Lương với diện tích lên tới 200ha. Sản phẩm rau cần tại đây đã được SX theo quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, được hàng loạt hệ thống siêu thị lớn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và đang xúc tiến XK sang một số thị trường... Bên cạnh đó, hàng loạt mô hình SX rau vụ đông quy mô tập trung từ 5 - 30ha/vùng đối với nhiều đối tượng cây trồng như ngô ngọt, củ đậu, hành tỏi, ớt, bắp cải, dưa chuột... cũng đã được mở ra tại nhiều huyện như Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Việt Yên.

Không chỉ phục vụ cho chế biến và XK, nhiều DN thương mại lớn hiện cũng đã ký hợp đồng liên kết SX bao tiêu sản phẩm bền vững, đưa quy trình kỹ thuật và giám sát chặt chẽ quá trình SX và chất lượng sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Điển hình như Cty TNHH MTV GET Việt Nam đã liên kết với nhiều HTX và nông dân tại Bắc Giang để SX rau theo hướng hữu cơ, có giám sát chặt chẽ về yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm để chuyên cung cấp cho hệ thống các DN đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam. Tập đoàn T&T hiện cũng là DN đã liên kết bao tiêu sản phẩm rau vụ đông để cung cấp cho hàng loạt hệ thống nhà ăn tập thể, KCN, trường học tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc...

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), từ vụ đông 2017, xu hướng liên kết tiêu thụ đang ngày càng nở rộ trong SX vụ đông tại nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó, các loại cây vụ đông ưa ấm giá trị thấp như khoai lang, ngô, đậu tương... tiếp tục có xu hướng giảm mạnh.

Trong khi đó, các loại cây vụ đông ưa lạnh, có giá trị cao tiếp tục tăng mạnh về cả diện tích và sản lượng. Điển hình như cây khoai tây đang có xu hướng tăng trở lại, vụ đông năm 2017 đã đạt 19,5 nghìn ha, tăng 3 nghìn ha; cây rau các loại đạt 192 nghìn ha, tăng 4 nghìn ha so với vụ đông năm 2016. Xu hướng nâng cao giá trị trong SX vụ đông tại phía Bắc cũng thể hiện rõ khi vụ đông năm 2017 đạt tổng giá trị SX ước khoảng 25,79 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 2.000 tỉ đồng so với năm 2016.

Nhiều mô hình liên kết SX cây vụ đông giá trị cao tiếp tục được mở rộng, trong đó một số mô hình điển hình tại Hòa Bình như: Vùng SX bí xanh, bí đỏ, dưa chuột với diện tích trên 200ha tại Kim Bôi; mô hình liên kết SX dưa chuột giống Nhật Bản với Cty Pacific tại Kim Bôi (Hòa Bình) cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; mô hình liên kết SX ngô ngọt với Cty XNK Đồng Giao quy mô 100ha tại huyện Kim Bôi... Tại Thanh Hóa, nhiều vùng liên kết SX hàng hóa tập trung với các cây trồng giá trị cao như: ớt đạt 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ 200 - 250 triệu đồng/ha; khoai tây XK đạt 100 - 120 triệu đồng/ha, lợi nhuận 50 - 70 triệu đồng/ha; rau, cây thức ăn chăn nuôi lợi nhuận từ 45 - 60 triệu đồng/ha...

Nguồn: nongnghiep