Giỏ hàng
  • Phân bón Multimolig-M
  • Phân bón Multimolig-M
  • Phân bón Multimolig-M
  • Mở cửa : từ 9:00 đến 17:00
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI TRONG BẦU TRONG NHÀ MÀNG/ LƯỚI VỚI PHÂN BÓN LÁ MULTIMOLIG-M

  • Chọn giống:
    • Với điều kiện khí hậu của miền Nam nên chọn giống có khả năng chịu được nhiệt độ cao phù hợp trồng trong nhà màng. Sử dụng một số giống cho trái trên thân chính và kháng bệnh sương mai, phấn trắng.
    • Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình thức, chất lượng phù hợp. Hiện nay, giống Chu Phấn và Taki là hai giống được trồng khảo nghiệm và đánh giá là phù hợp với điều kiện nhà màng. Tuy nhiên giống Taki do có độ Brix cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.
  • Ươm cây:
    • Trước khi gieo, hạt giống nên được xử lý bằng các phương pháp sau : 
      • Phương pháp vật lý : Ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (2 lít nước sôi hòa với 3 lít dung dịch Multimolig-M (tỉ lệ pha: hòa 6ml Multimolig-M với 3 lít nước) trong 2-3 giờ đến khi vỏ nhăn lại vớt ra ủ trong vải xô ẩm trong 1 ngày rồi gieo hoặc đem gieo ngay. Phương pháp này hiệu quả và an toàn hơn so với phương pháp hóa học dưới đây.
      • Phương pháp hóa học: trước khi trồng, xử lý khô hạt giống bằng thuốc Roval 50 WP, VibenC 50 WP hoặc Aliette 80 WP, lượng dùng 10gr/100 gr hạt giống.
      • Giá thể ươm cây: Dùng mụn dừa đã xử lý hoặc tro trấu trộn với mụn dừa hoặc phân chuồng trộn với tro trấu hoai mục và đất tơi xốp. Vật dụng ươm cây nên dùng khay xốp để tiện đem trồng.
      • Khay ươm: Sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 84 lỗ/khay).
      • Phương pháp ươm cây: Giá thể cần được làm ẩm bằng dung dịch Multimolig-M (tỉ lệ pha: hòa 1 chai Multimolig-M 0,5 lít với 400 lít nước) trước khi gieo và cho vào trên khay mỗi lỗ 1 hạt giống và chú ý phải cắm đầu nhọn của hạt xuống, tưới đủ ẩm mỗi ngày. Khi cây con có 1-2 lá thật, chiều cao: 5-7cm, đường kính thân: 2-3mm (sau 8-10 ngày) thì tiến hành đem trồng. Cây xuất vườn: chọn cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
      • Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lưới (triệu chứng được miêu tả ở phần phòng trừ sâu bệnh). Ngoài ra cần phòng trừ bệnh héo rũ cây con. Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng
  • Chuẩn bị đất trồng
    • Giá thể trồng dưa lưới là mụn dừa đã được xử lý. Loại giá thể này có khả năng giữ nước, độ thoáng khí tốt. 
    • Cách làm giá thể là phối trộn mụn xơ dừa với phân hữu cơ (phân trùn uế, phân b hoai, phân gà hoai, với t lệ 80% mụn xơ dừa 20 phân hữu cơ. Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Sử dụng hồ chứa để xử lý mụn xơ dừa bằng cách ngâm và xả, sáng bơm nước vào hồ đến đầy, chiều xả sạch nước, thời gian xử lý từ 7-10 ngày (lúc này nước xả đã trong thì đem trồng được. Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon 30 x 40cm.
    • Giá thể mụn dừa được cho vào các bầu và đặt trên máng đỡ. Máng đỡ có tác dụng nâng đỡ bầu và cho lượng nước dư rỉ ra từ trong bầu chảy về một nơi cố định.
  • Trồng và chăm sóc 
    1. Khoảng cách trồng:
      • Mùa khô: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 40cm, mật độ: 2.5002.700 cây/1.000m2. 
      • Mùa mưa: trồng hàng kép, hàng x hàng = 1,4m, cây x cây = 50cm, mật độ 2.2002.500 cây/1.000m2.
      • Từ 3-5 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
    2. Tưới nước và bón phân:
      • Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt điều khiển qua hệ thống châm phân bón bán tự động. Lượng nước tưới mỗi ngày tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và theo nguyên tắc sau: lượng nước dư ra đạt từ 5 – 10%/bầu/ngày. Thiết lập số lần tưới trong ngày cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây, nhiệt độ và ẩm độ không khí. Thông thường số lần tưới dao động từ 6 – 10 lần.
      • T lệ N:P:K trong dung dịch tưới pha theo t lệ 9:4:10 và Multimolig-M nồng độ 1/1000. Hầu hết các cây trồng theo dạng thủy canh yêu cầu pH của dung dịch tưới nằm trong khoảng từ 5.8 – 6.8. pH quá thấp hay uá cao đều làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu một số chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra cần chú ý điều chỉnh chỉ số EC phù hợp với giống và giai đoạn sinh trưởng.
    3. Thụ phấn:
      • Nếu dùng những giống không tự thụ được thì ta phải dùng những biện pháp sau: nếu nhà màng nhỏ có thể dùng thụ phấn thủ công, trong nhà lưới lớn nên dùng ong mật để thụ phấn.  
      • Thụ phấn thủ công: lấy bông đực để chụp vào bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống.
      • Sử dụng ong mật để thụ phấn, thả 2 thùng ong/1.000m2 (thùng ong có 4 cầu).
    4. Chăm sóc:
      • Thông thường sau trồng 10 ngày, cây cao khoảng 20cm thì nên bắt đầu quấn dây cho cây leo. Tỉa bỏ những cành nách không mang trái để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và sự tiêu hao dinh dưỡng.
      • Đối với dưa lưới nếu để 1 dây chính thì nên tỉa chèo từ lá 10 trở về gốc. Vị trí trái để tốt nhất từ lá 10 đến lá 15 và trên chèo để trái nên để lại 2 lá. Nếu để 2 dây chèo thì phải bấm ngọn khi cây 4-5 lá thật và tỉa từ lá thứ 7 xuống gốc, vị trí để trái từ lá thứ 7 đến lá thứ 10.
      • Nên tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh.
    5. Tỉa trái:
      • Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều quả thì có thể tỉa bỏ bớt chỉ để cây ra 2 - 3 quả để cây tập trung nuôi quả. Vì trái dưa lưới khá to và nặng nên chúng ta chỉ để lại 2 - 3 quả trên cây. Nếu muốn trái lớn thì để 1 quả/cây.
      • Sau khi quả có đường kính từ 2-4cm thì tiến hành hãm ngọn (lúc này cây đã có lá thứ 23-25, tương đương khoảng 40 ngày sau trồng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
    6. Phòng trừ sâu bệnh:
      • Dưa lưới thương bị các loại sâu bệnh hại như: bọ trĩ, phấn trắng, sương mai giả, lở cổ rễ, nứt thân chảy nhựa. Nên dùng các bẫy bả và các thuốc BVTV sinh học để phòng trừ
      • Khi phun phòng định kỳ 10-15 ngày/lần, pha thuốc BVTV cùng với Multimolig-M (tỉ lệ pha: hòa 1 chai Multimolig-M 0,5 lít với 500 lít nước) để tăng hiệu quả phòng trừ.
    7. Thu hoạch:
      • Đối với dưa lưới, tùy thuộc giống và điều kiện nhiệt độ, thời gian thu hoạch trung bình khoảng 65 – 75 ngày sau khi trồng.
      • Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ, cuống của dưa lưới nứt xung quanh.
      • Trước khi thu hoạch dưa phải ngưng tưới nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon.